Cách chống thấm mái nhà
Trước khi bắt tay vào xử lý chống thấm cho sàn mái, việc nắm rõ các nguyên nhân gây thấm và những ảnh hưởng của chúng là điều rất quan trọng:
Một số nguyên nhân phổ biến:
– Sàn mái không được xử lý bằng các vật liệu chống thấm có độ đàn hồi cao, dễ bị nứt do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng quanh năm.
– Lựa chọn sai chủng loại vật liệu hoặc sử dụng vật tư kém chất lượng.
– Quy trình thi công không tuân thủ đúng kỹ thuật, xử lý bề mặt chưa đạt yêu cầu.
– Hệ thống thoát nước không hiệu quả, khiến nước mưa đọng lại lâu trên bề mặt mái.
Hậu quả khi không xử lý sớm:
– Tình trạng thấm gây loang lổ, làm mất mỹ quan và giá trị thẩm mỹ của ngôi nhà.
– Lâu dài, nước ngấm vào có thể ảnh hưởng đến kết cấu bê tông, làm giảm tuổi thọ của công trình.
– Dễ phát sinh ra các vết rò rỉ, nhỏ giọt gây phiền toái trong khi sinh hoạt hằng ngày.
– Nơi bị ẩm mốc tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Từ đó gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là đối với người cao tuổi và trẻ nhỏ.
– Nếu không xử lý sớm, chi phí sửa chữa ngày càng tăng cao. Việc khắc phục cũng trở nên phức tạp hơn.
2.1. Cách chống thấm mái nhà Sika Membrane
Ưu điểm:
Sika Membrane là vật liệu chống thấm được dùng phổ biến hiện nay. Nhờ vào khả năng khô nhanh, bám dính mạnh mẽ cùng độ đàn hồi cao. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả cho các công trình có mái bê tông, đặc biệt là mái phẳng.
Quy trình thi công:
Chuẩn bị bề mặt: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt sàn mái, loại bỏ lớp bê tông yếu, bụi bẩn và các tạp chất.
Tạo lớp lót: Trộn hỗn hợp Sikaproof Membrane cùng với nước theo tỉ lệ thích hợp. Rồi tiến hành quét lớp lót bảo vệ trước khi thi công các lớp chống thấm tiếp theo.
Thi công lớp chống thấm: Dùng cọ hoặc bình phun thi công lớp Sika Membrane. Sau khi mỗi lớp khô (khoảng sau 2 giờ), tiến hành sơn lớp tiếp theo cho đến khi đạt đủ độ dày cần thiết (thường là 2–3 lớp).
Kiểm tra và nghiệm thu: Sau khoảng 24h, thực hiện ngâm nước kiểm tra hiệu quả chống thấm. Nếu kết quả tốt, công trình sẽ được nghiệm thu và bàn giao.

Chống thấm sàn mài với Sika Membrane
2.2. Cách chống thấm mái nhà bằng nhựa đường nóng
Tính năng:
Nhựa đường nóng là lựa chọn phổ biến cho sàn mái bê tông nhờ khả năng tạo lớp màng chống thấm chắc chắn, có độ bền cao và chịu được mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Lớp nhựa đường khi nguội sẽ tạo ra một lớp bảo vệ chống thấm vô cùng hiệu quả.
Quy trình thi công:
Vệ sinh bề mặt: Làm sạch bề mặt mái bê tông, loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ và các tạp chất ảnh hưởng đến khả năng bám dính của nhựa đường.
Quét lớp lót: Quét một lớp Asphalt Primer lên bề mặt sàn mái đã làm sạch
Thi công nhựa đường: Đun nóng nhựa đường đến nhiệt độ yêu cầu và pha thêm dầu DO để tăng khả năng thẩm thấu vào bề mặt bê tông. Sau đó, quét đều nhựa đường lên toàn bộ sàn mái.
Lưu ý: Thi công khi trời nắng để đảm bảo nhựa đường dễ dàng bám dính. Cần tránh mưa nếu chưa phủ hết lớp chống thấm.

Chống thấm với nhựa đường
2.3. Cách chống thấm mái nhà với sơn chống thấm Epoxy
Ưu điểm:
Sơn Epoxy không chỉ chống thấm tuyệt đối mà còn giúp bảo vệ bề mặt khỏi các tác động cơ học như va đập, mài mòn. Ngoài ra, sơn chống thấm epoxy có nhiều màu sắc và dễ dàng vệ sinh.
Quy trình thi công:
Chuẩn bị bề mặt: Mài bề mặt bê tông để tạo độ nhám. Điều này giúp sơn bám chắc hơn.
Sơn lót: Trộn đều hai thành phần của sơn lót Epoxy và quét một lớp lên sàn để tạo liên kết giữa bề mặt bê tông và lớp sơn chống thấm.
Sơn phủ: Quét 2 lớp sơn phủ Epoxy chống thấm theo chiều vuông góc với nhau để đảm bảo độ phủ đồng đều và hiệu quả chống thấm.
Kiểm tra: Sau thi công chờ ít nhất 24h cho lớp sơn khô. Lúc này có thể bơm nước để kiểm tra độ chống thấm.
2.4. Màng khò nóng Bitum
Tính năng:
Màng Bitum khò nóng có khả năng chống thấm tuyệt đối, chịu kéo, chịu xé và đàn hồi tốt. Sản phẩm này cũng có khả năng chịu nhiệt độ cao và bảo vệ sàn mái trong nhiều năm mà không lo bị xuống cấp.
Quy trình thi công:
Chuẩn bị bề mặt: Làm sạch bề mặt mái bê tông, loại bỏ tất cả bụi bẩn và vết dầu mỡ, đảm bảo bề mặt phẳng và không có vết nứt lớn.
Quét lớp lót: Quét lớp sơn lót bitum lên bề mặt mái. Như vậy để tạo độ bám dính cho màng Bitum.
Dán màng Bitum: Sử dụng đèn khò gas để làm mềm màng Bitum và dán trực tiếp lên bề mặt mái. Dùng con lăn miết chặt màng để tránh nếp gấp và bảo vệ lớp chống thấm.
Lưu ý: Sau khi dán màng, phủ một lớp vữa bảo vệ lên trên để tránh các tác động cơ học làm hỏng lớp màng Bitum.
2.5. Chống thấm bằng sơn Flinkote
Ưu điểm:
Sơn Flinkote có thành phần gốc nước. Nên dễ dàng thi công, đồng thời không gây hại cho sức khỏe. Với khả năng đàn hồi tốt, sử dụng sản phẩm tạo lớp bảo vệ lâu dài cho mái bê tông.
Quy trình thi công:
Vệ sinh bề mặt: Làm sạch kỹ lưỡng bề mặt bê tông để sơn bám dính tốt nhất.
Tạo lớp lót: Quét lớp lót Flinkote pha loãng với tỷ lệ 1:1 để giúp sơn thẩm thấu và bám dính vào bề mặt.
Sơn chống thấm: Quét lớp Flinkote nguyên chất lên trên bề mặt bê tông. Thực hiện quét lớp sơn thứ hai vuông góc lớp 1 đảm bảo phủ đều toàn bộ sàn mái.
Hoàn thiện: Sau khi sơn khô, phủ lớp bảo vệ bằng vữa xi măng hoặc lớp gạch chống thấm.

Chống thấm bằng sơn Flinkote
Bảng giá thi công chống thấm sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Cụ thể về diện tích, vật liệu sử dụng, địa điểm thi công, mức độ khó của dự án hay các yêu cầu đặc biệt của công trình:
Loại Thi Công
|
Giá Thi Công (VNĐ/m2)
|
Chống thấm sàn mái bê tông (Sika Membrane)
|
80,000 - 150,000
|
Chống thấm sàn mái bê tông (Nhựa đường)
|
60,000 - 120,000
|
Chống thấm sàn mái bê tông (Sơn Epoxy)
|
100,000 - 180,000
|
Chống thấm sàn mái bê tông (Bitum khò nóng)
|
90,000 - 160,000
|
Chống thấm sàn mái bê tông (Flintkote)
|
70,000 - 140,000
|
Chống thấm sân thượng bằng vật liệu tự dính
|
120,000 - 200,000
|
Chống thấm tầng hầm
|
150,000 - 250,000
|
Chống thấm tường, trần nhà
|
60,000 - 120,000
|
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá thi công chống thấm:
Diện tích thi công: Giá có thể thay đổi theo diện tích công trình. Các công trình diện tích lớn thường có đơn vị tính /m2 rẻ hơn.
Loại vật liệu sử dụng: Sử dụng vật liệu chống thấm cao cấp sẽ làm tăng chi phí thi công.
Địa điểm thi công: Thi công tại các khu vực xa trung tâm, khó tiếp cận hoặc yêu cầu kỹ thuật đặc biệt sẽ có giá cao hơn.
Mức độ phức tạp công trình: Với dự án yêu cầu độ phức tạp cao, kỹ thuật xử lý đặc biệt thì có chi phí thi công cao hơn.
Tại Hà Nội, SCT Việt Nam là công ty chống thấm được nhiều khách hàng tin tưởng khi cần xử lý chống thấm mái nahf. Là vấn đề thường gặp nhưng không dễ khắc phục triệt để nếu không đúng kỹ thuật.
SCT Việt Nam hướng tới các giải pháp chống thấm hiệu quả, bền lâu và phù hợp theo từng loại công trình. Điểm mạnh của SCT là khả năng tư vấn chi tiết theo tình trạng thực tế, chọn đúng vật liệu, đúng phương pháp và thi công cẩn trọng từng bước.
Không chạy theo số lượng, SCT Việt Nam lựa chọn cách làm chắc chắn, rõ ràng và cam kết bảo hành dài hạn. Mỗi công trình là một quá trình đồng hành chứ không chỉ đơn thuần là hoàn thành hợp đồng.
Nếu bạn đang băn khoăn về mái nhà bị thấm nước, đọng nước hay rò rỉ sau mưa lớn. Hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất!