Thi công chống thấm nhà vệ sinh
Thi công chống thấm nhà vệ sinh là hạng mục tất yếu quyết định chất lượng và độ bền của công trình. Môi trường nhà vệ sinh là nơi tiếp xúc nhiều với nguồn nước, độ ẩm cao. Nếu như không được xử lý chống thấm kỹ sẽ nhanh chóng xuất hiện các vấn đề như nấm mốc, rạn nứt, thấm dột. Khi này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc và tuổi thọ của ngôi nhà.
Tình trạng thấm dột vừa gây mất thẩm mỹ, vừa tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển sinh sôi. Từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Chống thấm nhà vệ sinh thường yêu cầu tính thẩm mỹ hơn và cần phương pháp chống thấm phức tạp hơn.
Do vậy, ngay từ giai đoạn đầu, chủ đầu tư nên áp dụng các biện pháp chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả. Vừa là cách tiết kiệm chi phí sửa chữa về lâu dài. Đồng thời đảm bảo không gian sống luôn khô thoáng, sạch sẽ.

Thi công chống thấm nhà vệ sinh
Để có biện pháp xử lý kịp thời, bạn cần lưu ý những dấu hiệu cho thấy nhà vệ sinh bị thấm dột:
- Xuất hiện vết ố, loang lổ, rêu mốc ở trên tường và trần nhà.
- Gạch lát nền bị bong tróc, nứt vỡ hoặc chuyển màu.
- Có mùi ẩm mốc, mùi hôi thối khó chịu.
- Nước rò rỉ, bị đọng lại, ấm ướt suốt trên sàn nhà vệ sinh.
- Các thiết bị nhà vệ sinh như vòi nước, bồn cầu ngấm nước dẫn đến hư hỏng, rò rỉ.
Nguyên nhân tình trạng thấm dột chủ yếu do lỗi thi công chống thấm từ ban đầu. Như sử dụng vật liệu kém chất lượng, hay hệ thống ống nước nhanh bị hư hỏng. Cũng có thể việc lắp đặt không đúng kỹ thuật. Bên cạnh đó, việc vệ sinh, bảo trì định kỳ ít cũng khiến lớp chống thấm nhanh xuống cấp.

Nhà vệ sinh bị ố vàng gây mất thẩm mỹ
Trước khi thi công chống thấm nhà vệ sinh, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng nhà vệ sinh. Bao gồm:
Cống thoát sàn, đường ống nước và hệ thống điện nước xem có bị rò rỉ hay hư hại gì không.
Bề mặt tường, sàn, trần nhà xem có bị nứt hay bong tróc không.
Đánh giá độ dốc của sàn, kiểm tra các góc khuất, vị trí đặt các thiết bị vệ sinh đã hợp lý chưa.
Bước 1: Làm sạch bề mặt thi công
Vệ sinh sạch sẽ bề mặt sàn, tường, loại bỏ lớp gạch cũ, trám lại các khe nứt.
Đục bỏ lớp vữa cũ, vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn, dầu mỡ.
Sử dụng máy mài tạo độ nhám cho bề mặt cũng như tăng độ bám dính.
Bước 2: Tiến hành thi công chống thấm nhà vệ sinh
Để đảm bảo hiệu quả chống thấm thì tường cần được thực hiện đồng bộ với thi công chống thấm sàn. Tùy thuộc vào công trình mà lựa chọn phương pháp chống thấm phù hợp sau:
- Chống thấm bằng màng khò nóng
Quét lớp keo dán màng chống thấm lên bề mặt sàn.
Trải màng chống thấm xuống, rồi sử dụng bếp khò ga gia nhiệt để dán kết dính màng với bề mặt.
Các mép màng được chồng lấn lên nhau cần tối thiểu 10cm và được khò thật kỹ càng.
- Chống thấm bằng sơn chống thấm
Quét lớp sơn lót để tăng độ bám dính của bề mặt.
Thi công từ 2-3 lớp sơn chống thấm, cần đảm bảo thời gian khô giữa các lớp.
Gia cố góc tường, khe nứt bằng vật liệu như vải thủy tinh, lưới chống thấm.
- Dùng vật liệu chống thấm gốc xi măng polyme
Trộn vật liệu gốc xi măng với nước theo tỷ lệ trên bao rồi khuấy đều.
Thi công lớp 1 bằng chổi quét, con lăn hoặc Súng phun không có không khí.
Thi công lớp 2 sau khi lớp 1 đã khô, vuông góc với lớp trước.
- Chống thấm bằng sơn chống thấm Epoxy
Làm sạch bề mặt: Xả nhám và chà sạch những vị trí cần chống thấm.
Sơn 2 lớp chống thấm, lưu ý mỗi lớp cách nhau 6 tiếng.
Sơn lót khô sau 24 tiếng, dùng loại không dung môi và không màu.
Ngoài nhà vệ sinh, cũng có thể chống thấm sân thượng bằng sơn epoxy.
- Chống thấm bằng Sika
Sử dụng các vật liệu như sau:
Sikatop Seal 107: Là vữa chống thấm polymer 2 thành phần gốc xi măng, dùng để quét lên bề mặt.
Sikaflex Construction: Keo polyurethane 1 thành phần dùng để trám khe và lỗ rỗng.
Sika SwellStop: Băng trương nở chống thấm dùng chống thấm quanh cổ ống.
Sikagrout 214-11: Vữa rót không co ngót dùng để bơm vào những lỗ hổng.
Các bước tiến hành như sau:
Đục rãnh chữ V phần quanh phía cổ ống, vệ sinh sạch sẽ.
Quét lớp lót Sika Latex TH quanh bề mặt phần cổ ống.
Quấn băng trương nở Sika SwellStop quanh phần miệng cổ ống.
Dùng vữa Sika Grout 214-11 bơm đầy vào những khoảng trống quanh ống.
Trộn đều 2 thành phần A và B của Sikatop Seal 107 theo đúng tỉ lệ khuyến cáo: 1:4.
Quét lớp thứ nhất bằng chổi, con lăn hoặc phun.
Dùng lưới thủy tinh để gia cố các góc, khe nối giữa sàn và tường.
Chờ lớp thứ nhất khô mất khoảng 4-6 giờ. Rồi thi công lớp thứ 2 vuông góc với lớp thứ nhất. Chờ khô hoàn toàn rồi thử nước.

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh
- Dùng chất chống thấm sơn Kova
Trộn đều chất chống thấm Kova với xi măng theo tỉ lệ 1kg xi vớí 10L kova.
Dùng con lăn cọ phủ đều lên trên bề mặt tối thiểu 2-3 lớp. Rồi chờ khô lại trong 12 tiếng , xong mới tiến hành lót gạch men.
Bước 3 – Thử lại bằng nước và nghiệm thu
Sau khi lớp chống thấm nước cuối cùng khoảng 24h, thì tiến hành thử nước bằng cách ngâm nước trên bề mặt trên trong 24h.
Kiểm tra kỹ lưỡng bề mặt, các góc, khe nối xem có bị rò rỉ, thấm nước hay không.
Nếu đạt yêu cầu thì tiến hành nghiệm thu công trình.
Hiện nay có nhiều vật liệu thi công cùng nhiều phương pháp chống thấm. Do đó mà giá dịch vụ sẽ khác nhau. Dưới đây, chúng tôi có tổng hợp bảng giá dịch vụ tham khảo. Mời bạn đọc theo dõi:
Hạng mục
|
Vật liệu chống thấm
|
Xuất xứ
|
Đơn giá (VNĐ/m2)
|
Nhà vệ sinh
|
Màng khò nóng gốc bitum (dày 4mm)
|
Ý
|
185.000
|
Nhà vệ sinh
|
Màng khò nóng gốc bitum (dày 3mm)
|
Ý
|
175.000
|
Nhà vệ sinh
|
Màng nhũ tương chống thấm đàn hồi
|
Membrane
|
155.000
|
Nhà vệ sinh
|
Sika Latex – TH
|
Việt Nam
|
150.000
|
Nhà vệ sinh
|
Sika Top Seal– 107
|
Việt Nam
|
180.000
|
Nhà vệ sinh
|
Sika Maxbon
|
Singapore
|
180.000
|
Nhà vệ sinh
|
Màng lỏng gốc Polyurethane
|
Mais Polymer
|
280.000
|
Lời kết:
Nếu bạn đang đau đầu vì nhà vệ sinh bị thấm nước, ẩm mốc lâu ngày, đừng lo! Chống thấm SCT là giải pháp bạn cần. Với hơn 10 năm kinh nghiệm và hàng nghìn dự án đã thi công, SCT Việt Nam cam kết xử lý chống thấm triệt để – sạch sẽ – nhanh gọn.
Tư vấn tận tình, thi công đúng hẹn, chính sách bảo hành lâu dài. Chúng tôi luôn đặt uy tín và sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu.
Gọi ngay 0974.927.004 để được khảo sát miễn phí!
Truy cập: www.chongthamsct.vn