Thi công chống thấm tầng hầm
Chống thấm tầng hầm là phương pháp chống thấm nước từ dưới nền lên trên, ngầm từ ngoài tường vào bên trong. Trong đó, chống thấm thuận tường tầng hầm là cách chống thấm vách ngoài tầng hầm. Công việc này sẽ được thực hiện sau khi thi công công bê tông lót và lắp đặt xong cốt thép dầm và hoàn thành sàn đáy tầng hầm. Chống thấm tầng hầm sẽ bao gồm các hạng mục: chống thấm sàn tầng hầm, chống thấm tường hầm,…Trong bài viết này chúng tôi sẽ đề cập đến quy trình chống thấm tường tầng hầm.
Yêu cầu cơ bản đầu tiên trong chống thấm chính là phải đảm bảo bề mặt chống thấm khô ráo, sạch sẽ, các vết nứt hay hư hại phải được dặm vá theo đúng kỹ thuật. Để đạt yêu cầu trên, bạn thực hiện quy trình như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị bề mặt trước khi thi công chống thấm
Tẩy rửa sạch sẽ cặn bụi bẩn bám trên bề mặt vách của tầng hầm
Tạo ẩm bề mặt trước khi phun hóa chất chống thấm vào
- Bước 2: Pha trộn nguyên vật liệu chống thấm
Hòa trộn vật liệu chống thấm gốc xi măng Lanko K11 Matryx 202 với nước. Cụ thể theo tỷ lệ: 25kg:7,5 lít nước sạch
Đổ 7,5 lít nước sạch từ từ vào bao Lanko K11 Matryx 202 vào. Sau đó dùng máy khuấy tốc độ chậm khuấy đều trong 3 phút. Sau đó để vật liệu nghỉ 3 phút.
Trước khi phun cần khuấy lại hỗn hợp
- Bước 3: Thi công vật liệu chống thấm cho tầng hầm
Sau khi pha trộn vật liệu chống thấm , chúng ta thực hiện thi công chống thấm vách tầng hầm theo từng bước sau:
- Phun hỗn hợp lên bề mặt cần chống thấm bằng máy phun chuyên dụng. Sao cho đều và phủ kín bề mặt
- Tiến hành phun hết lớp thứ nhất. Sau đó chờ se bề mặt rồi phun tiếp lớp thứ 2.
- Khi lớp thứ nhất se bề mặt khoảng 3-4h với điều kiện thường, cảm nhận sờ còn ẩm bề mặt nhưng không dính tay, tiếp phun lớp thứ 2.
Lưu ý: Kết thúc giai đoạn chống thấm, cần tiến hành phun lớp sương tạo ẩm cho bề mặt, nhằm đảm bảo bề mặt luôn được ẩm.
Với cách chống thấm vách tầng hầm này bạn sẽ hạn chế được hiện tượng thấm dột khi đưa vào sử dụng. Song để có thể bảo vệ tốt tầng hầm thì bạn cần thường xuyên kiểm tra định kỳ vách sàn tầng hầm. Nhằm phát hiện và khắc phục xử lý kịp thời những hiện tượng thấm dột.
>> Tham khảo: Thi công chống thấm sàn mái
Quy trình Thi công chống thấm tầng hầm
Hiện nay có nhiều giải pháp áp dụng kỹ thuật tiên tiến và vật liệu để chống thấm tầng hầm hiệu quả. Cụ thể:
3.1. Chống thấm tầng hầm bằng màng khò nóng
Thi công chống thấm tầng hầm bằng màng khò nóng là một trong những phương pháp phổ biến hiện nay. Cách thực hiện gồm các bước:
Bước 1: Quét lớp tạo dính
Thi công bề mặt tầng hầm bằng chổi lu sơn. Dàn mỏng và đều lớp tạo dính lên trên bề mặt của tầng hầm. Khi thi công cần đảm bảo kín bề mặt và lớp tạo dính phải đều.
Sau khi thi công cần lưu ý lớp tạo dính khô để chuẩn bị cho tiến hành dán màng chống thấm.
Bước 2: Dán màng chống thấm bitum:
- Kiểm tra toàn bộ lớp màng, như bề mặt dán hoặc khò cần úp xuống dưới.
- Tiến hành đặt các cuộn màng vào vị trí cần chống thấm ở tầng hầm.
- Sử dụng đèn khò nóng để dán bề mặt màng chống thấm của tầng hầm.
- Cuốn ngược lại màng chống thấm, cần tránh để thay đổi vị trí và hướng chống thấm.
- Tiến hành làm chảy lớp tạo dính đã quét lên trên bề mặt tầng hầm bằng đèn khò gas.
- Dùng ngọn lửa lướt qua lớp màng chống thấm trên bề mặt lớp tạo dính.
- Ép và miết phần màng chống thấm xuống bề mặt của tầng hầm thật chặt.
Lưu ý: Khi thực hiện cần quan sát vị trí chồng mép và vị trí cần gia cố. Trong trường hợp màng dán bị phồng cần đâm thủng và dùng màng chống thấm khác đè lên trên. Đồng thời, không để lớp màng bảo vệ bị rách, hỏng.
3.2. Chống thấm tầng hầm bằng màng tự dính
Phương pháp chống thấm bằng màng tự dính mang đến hiệu quả cao, được sử dụng phổ biến. Cách tiến hành như sau:
Trải màng chống thấm, bóc lớp nilon trên bề mặt rồi dán toàn bộ lên bề mặt cần thi công.
Biên độ chồng giữa các lần tiếp giáp sẽ dao động từ 70 – 100mm.
Trát thêm một lớp bê tông dày 3 – 4cm lên bề mặt màng chống thấm sau khi đã dán xong. Điều này giúp bảo vệ bề mặt chống thấm, tăng tuổi thọ công trình.
Chống thấm tầng hầm bằng màng tự dính
3.3. Thi công chống thấm tầng hầm bằng sơn chống thấm
- Bước 1: Tiến hành bo góc phần chân tầng hầm và bão hòa nước
Mục đích: Tránh cho phần bê tông bị háo nước khiến cho vật liệu chống thấm không ngấm được sau vào bề mặt của tầng hầm nhờ đó tạo liên kết.
Tiến hành bo góc chân tầng hầm bằng keo sika latex/sika latex TH + xi măng cát vàng.
Quét một lớp mỏng chống thấm, dưới lưới thủy tinh và bo góc lại với bề mặt rộng từ 10 – 15cm.
- Bước 2: Chọn vật liệu chống thấm phù hợp
Tùy theo đặc trưng, nhu cầu có thể chọn các vật liệu chống thấm khác nhau. Phổ biến nhất là sơn chống thấm.
Đảm bảo các lớp chống thấm cần phải vuông góc. Lớp chống thấm được quét theo 1 chiều từ trên xuống dưới.
Độ dày lớp chống thấm trùng bình sẽ là 1mm/lớp. Mỗi lớp kéo dài từ 1 – 2kg. Liều lượng dùng còn theo từng tầng hầm có thể dao động 2 – 6kg.
Lưu ý: Khi thi công cần bảo dưỡng bề mặt để mặt lớp chống thấm tạo liên kết. Khi thi công, cần trộn vừa phải, nên tránh trộn vật liệu quá nhiều mà thi công không kịp sẽ bị khô lãng phí.
Chống thấm tầng hầm bằng sơn chống thấm vách ngoài
3.4.Chống thấm tầng hầm bằng hóa chất chống thấm
Với phương pháp này bạn có thể thực hiện như sau:
Làm ẩm bề mặt chống thấm trước khi đi thi công.
Quét hóa chất lên bề mặt sau khi đã được xử lý sơ qua.
Mỗi lớp hóa chất sẽ quét cách nhau 2 – 4 tiếng. Thực hiện thao tác quét lớp thứ 2 vuông góc với lớp thứ nhất trước đó.
3.5. Chống thấm tầng hầm bằng phương pháp chống thấm ngược
Phương pháp chống thấm ngược áp dụng trong trường hợp sau:
- Khe tiếp giáp giữa 2 ngôi nhà không được xử lý chống thấm.
- Có các bể ngầm chứa nước có nguy cơ bị thấm qua thành bể và xuống dưới tầng hầm.
- Chống thấm tầng hầm và hố cho thang máy.
Cách thực hiện như sau:
- Sử dụng các công cụ chuyên dụng để xử lý và làm sạch bề mặt.
- Tạo độ ẩm cho bề mặt trước khi thi công chống thấm.
- Dùng các vật liệu thích hợp như màng khò nóng, chất lỏng chống thấm dạng quét/phun,….
- Nghiệm thu công trình và kiểm tra khả năng chống thấm của công trình trước khi bàn giao.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành, 6 văn phòng phủ khắp Hà Nội, Chống thấm SCT có kinh nghiệm chống thấm ở nhiều lĩnh vực:
Chống thấm tầng hầm
Chống thấm sàn mái sân thượng
Chống thấm ban công
Chống thấm tường trong/ ngoài trời
Chống thấm nhà vệ sinh cũ/mới
Chống thấm bể cá và bể chứa, …
Chống Thấm SCT– đơn vị chống thấm dột tại Hà Nội uy tín hàng đầu hiện nay
Với kinh nghiệm lâu năm cùng kỹ thuật viên tâm huyết,chúng tôi luôn đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu. Đến với chống thấm SCT, quý khách sẽ được tư vấn phương pháp chống thấm hiệu quả cùng giá thi công tốt nhất. Sự tâm huyết, sự tỉ mỉ, chúng tôi cam kết chống thấm hiệu quả 100%.
Hotline tổng đài 0974.927.004 luôn trực 24/24, do vậy có bất kỳ thắc mắc nào quý khách hàng vui lòng liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất. Hãy liên hệ chúng tôi ngay hôm nay, cho ngôi nhà của bạn được khoác chiếc áo mới không ngại mưa nắng!