Cách viết bản kiểm điểm
Hiện nay, trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, bản kiểm điểm được coi là biện pháp được áp dụng để giúp người làm kiểm điểm nhìn nhận lại những sai sót và lỗi lầm của mình.
Đối tượng viết bản kiểm điểm có thể là các em học sinh, sinh viên, công nhân, người lao động, công chức, giáo viên hay nhân viên… Sau khi có những hành vi vi phạm nội quy, quy chế của trường học, cơ quan, doanh nghiệp hay đơn vị làm việc.
Ngoài ra, bản kiểm điểm còn được xem là hình thức để người viết đánh giá, tổng kết kết quả đạt được. Hay những ưu điểm, nhược điểm của bản thân trong một năm dài học tập, công tác, làm việc.
Bên cạnh đó, hình thức kiểm điểm này là yêu cầu bắt buộc áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức hoặc Đảng viên. Vào dịp tổng kết công tác của cơ quan, đơn vị trong năm.
Bản kiểm điểm sẽ thường được cá nhân sử dụng (còn gọi là bản kiểm điểm cá nhân). Và đây là bản tự kiểm điểm dùng cho các cá nhân để trình bày những sai sót, khuyết điểm mà mình mắc phải. Và cũng từ đó rút ra kinh nghiệm, bài học cho bản thân.
>> Xem thêm: Trang trí lớp học bằng cây xanh

Viết bản kiểm điểm là hình thức không còn xa lạ với học sinh, người đi làm
Viết bản kiểm kiểm sẽ có nhiều loại. Như viết dành cho học sinh,sinh viên, công nhân viên chức
2.1 . Cách viết bản kiểm điểm cho học sinh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
… , ngày … tháng năm …
BẢN KIỂM ĐIỂM
Kính gửi: ………..
Ban giám hiệu trường: …………
Giáo viên chủ nhiệm: ………….
Em tên là: ..................................
Lớp: ..................Năm học: ........
Trường:.......................
Ngày sinh: …../ …../ …..
Nay em viết bản kiểm điểm này để nhận lỗi của mình, cụ thể vào ngày … tháng … năm … em đã có hành vi sai phạm như sau:
.........................................................
.........................................................
Căn cứ nội quy nhà trường, với hành vi vi phạm trên, em xin nhận hình thức phạt như sau:
........................................................
Em xin hứa sẽ rút kinh nghiệm và không tái phạm lần nào nữa, rất mong thầy cô tha thứ cho em.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chữ ký của học sinh Chữ ký của phụ huynh
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
>>Xem chi tiết tại: Đây
2.2. Cách viết bản kiểm điểm của người lao động trong doanh nghiệp
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN KIỂM ĐIỂM
Kính gửi: ……………………………………………………
Tên tôi là:………………………………………….…………..
Đơn vị:…………………………………………………………
Chức vụ:…………………………………………………………
Nhiệm vụ được giao: ………………………………………
Theo như yêu cầu của lãnh đạo đơn vị, tôi xin kiểm điểm bản thân như sau:
Trình bày sự việc xảy ra:………………………………………
Nguyên nhân xảy ra sai phạm:………………………………………
Hậu quả do sai phạm xảy ra:………………………………
Tự nhận hình thức kỷ luật:…………………………………
Cam kết của người lao động:………………………………
Hà Nội,……Ngày … tháng … năm 20…
Người viết bản kiểm điểm
(Ký và ghi rõ họ tên)
>>Xem chi tiết tại: Đây
2.3. Cách viết bản kiểm điểm cuối năm của Đảng viên
ĐẢNG BỘ ... ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Chi bộ: ........... .........., ngày.....tháng....năm.......
BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN
Năm.............
Họ và tên:.................................... Ngày sinh:.........................................................
Chức vụ Đảng:........................................................................................................
Chức vụ chính quyền:.............................................................................................
Chức vụ đoàn thể:...................................................................................................
Đơn vị công tác:......................................................................................................
Chi bộ......................................................................................................................
I. Ưu điểm và kết quả đạt được
1. Về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống; ý thức theo tổ chức kỷ luật; tác phong, lề lối làm việc:
- Về tư tưởng chính trị………………………………..…………………………..
- Về phẩm chất đạo đức và lối sống………………….……………………………..
- Về ý thức tổ chức kỷ luật………………………………………………………..
- Về lề lối, tác phong làm việc……………………..……………………………..
- Việc đấu tranh phòng, chống lại những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cá nhân. (Đối chiếu với 27 biểu hiện, cá nhân tự nhận diện)………………………………………..…………..
Tự đánh giá về các cấp độ thực hiện:
□ Xuất sắc □ Tốt □ Trung bình □ Kém
2. Về thực hiện chức trách và nhiệm vụ được giao
- Việc thực hiện chức trách, quyền hạn theo như quy định (Đảng, chính quyền và đoàn thể)………………………………………………….……………………………..
- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, các nhiệm vụ được giao trong năm………...……….
- Trách nhiệm cá nhân liên quan đến kết quả, hạn chế, khuyết điểm ở các lĩnh vực, địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị do bản thân phụ trách……………………...….
Tự đánh giá về cấp độ thực hiện được:
□ Xuất sắc □ Tốt □ Trung bình □ Kém
3. Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện và phấn đấu hằng năm
II. Hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân
1. Hạn chế, khuyết điểm (theo như 03 nội dung nêu trên)……………….……………
2. Nguyên nhân của hạn chế và khuyết điểm………………………………………..
III. Kết quả khắc phục lại những hạn chế, khuyết điểm đã được các cấp có thẩm quyền kết luận hoặc được chỉ ra ở các kỳ kiểm điểm trước đó.
Kiểm điểm rõ từng hạn chế, những khuyết điểm (đã được khắc phục; đang khắc phục, mức độ khắc phục hay chưa được khắc phục); những khó khăn, vướng mắc (nếu có) và trách nhiệm của cá nhân……………………………………………………...
Tự đánh giá về các cấp độ thực hiện:
□ Xuất sắc □ Tốt □ Trung bình □ Kém
IV. Giải trình những vấn đề được gợi ý tự kiểm điểm (nếu có)
Giải trình từng vấn đề khi được gợi ý kiểm điểm, nêu nguyên nhân, xác định rõ trách nhiệm của cá nhân đối với từng vấn đề đã được gợi ý kiểm điểm………………
V. Làm rõ trách nhiệm của cá nhân đối với các hạn chế, khuyết điểm của tập thể (nếu có)
VI. Phương hướng và biện pháp khắc phục hạn chế, các khuyết điểm
VII. Tự nhận mức xếp loại tùy theo chất lượng
1. Xếp loại cán bộ, công chức và viên chức:
□ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao
□ Hoàn thành tốt nhiệm vụ
□ Hoàn thành nhiệm vụ
□ Không hoàn thành nhiệm vụ
2. Xếp loại của Đảng viên:
□ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
□ Hoàn thành tốt nhiệm vụ
□ Hoàn thành nhiệm vụ
□ Không hoàn thành được nhiệm vụ
NGƯỜI TỰ KIỂM ĐIỂM
(Ký và ghi rõ họ tên)
Đánh giá, xếp loại chất lượng của cán bộ, công chức, viên chức
- Nhận xét, đánh giá của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức:………............................................................................................................
- Mức độ xếp loại chất lượng công chức, viên chức:...................................................
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
(Xác lập thời điểm, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu treo)
Đánh giá, xếp loại chất lượng của đảng viên
- Nhận xét, đánh giá của chi ủy:..............................................................................
- Chi bộ đề xuất xếp hạng loại mức chất lượng:..............................
T/M CHI ỦY (CHI BỘ)
(Xác lập thời điểm, ký và ghi rõ họ tên)
- Đảng ủy, chi ủy cơ sở xếp loại mức chất lượng:.............................
T/M ĐẢNG ỦY (CHI ỦY)
(Xác lập thời điểm, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu treo)
>>Xem chi tiết tại: Đây
Cách viết bản kiểm điểm đối với cán bộ viên chức khi phạm lỗi
Một trong số những môi trường thường dùng đến bản kiểm điểm đó là các trường học.
Bản kiểm điểm học sinh thường được các bạn học sinh viết vào khoảng thời gian cuối năm học hoặc sau những lần vi phạm quy định của trường học. Việc viết kiểm điểm nhằm mục đích giúp các bạn học sinh có thể tự điểm lại những nỗi vi phạm và rút kinh nghiệm cho những lần tiếp theo.
Bản kiểm điểm học sinh là mẫu đơn do các bạn học sinh tự viết. Mẫu bản kiểm điểm không theo khuân mẫu nhất định mà có thể điều chỉnh tùy vào học sinh tự có thể xem xét, đánh giá lại chính những hành vi của bản thân. Từ đó có hướng điều chỉnh trong kỳ học mới hay không tái phạm lỗi cũ.
Tuy nhiên về cơ bản nội dung trong bản kiểm điểm, trong bản kiểm điểm cá nhân học sinh sẽ cần có những nội dung sau:
– Quốc hiệu, tiêu ngữ
– Thời gian và địa điểm viết bản kiểm điểm cá nhân
– Tên bản kiểm điểm
– Kính gửi: Ban Giám hiệu tường... hoặc Cô giáo chủ nhiệm lớp (…)
– Họ và tên học sinh (người viết kiểm điểm): (…) lớp: (…);
– Nội dung kiểm điểm: Liệt kê những việc đã làm, chưa làm hay lỗi vi phạm
– Thừa nhận lỗi sai và cam kết không lặp lại lỗi sai đó;
– Chữ ký của phụ huynh và chữ ký học sinh.
Với mỗi hình thức kiểm điểm, cách viết bản kiểm điểm sẽ thực hiện khác nhau. Dưới đây là lưu ý cho từng cách viết:
4.1 Kiểm điểm hành vi khi vi phạm kỷ luật
Với hình thức kiểm điểm này, ngày nay chưa có mẫu chính xác. Tuy nhiên, về bố cục hay nội dung cần phải có của bản kiểm điểm khi cá nhân, tổ chức vi phạm kỷ luật, nội quy, quy chế. Cụ thể sẽ gồm những thông tin sau đây:
- Cơ quan nhận kiểm điểm (mục kính gửi): Đây sẽ là mục dành cho người quản lý trực tiếp của người phải viết bản kiểm điểm:
Nếu là học sinh, sinh viên: cơ quan là Giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm hoặc Ban giám hiệu nhà trường.
Nếu là nhân viên, công nhân và người lao động: Cơ quan là Ban giám đốc, Trưởng bộ phận, trưởng phân xưởng hoặc trưởng phòng…
- Thông tin của người viết kiểm điểm: Tại mục này, người viết kiểm điểm cần phải ghi rõ họ và tên, chức vụ, công việc và lớp học…
- Nội dung kiểm điểm: Bởi đây là kiểm điểm do vi phạm nội quy, quy chế nên phần này cần trình bày cụ thể, rõ ràng nội dung sự việc và hành vi vi phạm. Hay hậu quả gây ra (nếu có), nguyên nhân vi phạm và những ai thực hiện… Còn các nội dung khác tùy vào hành vi vi phạm của cá nhân và tổ chức.
- Cam kết của người viết bản kiểm điểm: Sau khi xác định được lỗi sai thì người viết kiểm điểm sẽ cam kết sửa đổi và không tái phạm lỗi.
Những lưu ý khi viết bản kiểm điểm
4.2 Bản kiểm điểm cuối năm
Với nhân viên, người lao động, học sinh hay sinh viên… khi kiểm điểm cuối năm thường không có mẫu thống nhất. Tuy nhiên đối với Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức đây là yêu cầu bắt buộc. Điều này được quy định cụ thể tại các văn bản liên quan đến đối tượng này.
Theo đó, Đảng viên thì mẫu kiểm điểm Đảng viên cuối năm sẽ được quy định chi tiết tại mục Hướng dẫn số 21 năm 2019. Riêng cán bộ, công chức, viên chức vào cuối năm được đánh giá, xếp loại chất lượng cuối năm sẽ theo phiếu ban hành kèm Nghị định số 90/2020/NĐ-CP.
Với những đối tượng không có loại biểu mẫu cụ thể. Khi đó nội dung bắt buộc phải có ngoài thông tin về cơ quan tiếp nhận, thì người viết kiểm điểm thì phải có ưu điểm, nhược điểm. Cùng với kết quả đạt được và các mức xếp loại tự nhận.
Với Đảng viên, nội dung của bản kiểm điểm sẽ cần bao gồm:
- Thông tin chi tiết về Đảng viên bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, tên chức vụ trong Đảng, chính quyền…
- Ưu điểm, kết quả đạt được, hạn chế và khuyết điểm của Đảng viên đó trong suốt quá trình tự rèn luyện của năm.
- Tự nhận mức xếp loại: Gồm có Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ và không hoàn thành nhiệm vụ.
Xin chữ ký của phụ huynh vào bản kiểm điểm quả là không dễ dàng. Có thể khi xin chữ ký bị giáo huẩn cả buổi, hay với gia đình khó tính, việc ăn đòn có khả năng cao. Do đó dưới đây chúng tôi sẽ mách bạn cách xin chữ ký với khả năng thành công cao. Lần lượt theo các bước sau:
- Chăm chỉ học tập hơn:
Đột xuất học tập chăm chỉ làm bố mẹ vui lòng, giữ cho không khí gia đình vui vẻ. Cứ viết sẵn bản kiếm điểm và để đấy.
- Tận dùng thời cơ xin chữ ký
Thời điểm: Bố hoặc mẹ ở nhà một mình, không tiếp khách, không bận rộn
Đối tượng xin: Chọn xin chữ ký ai, thì chỉ chọn chỗ có 1 người ấy. Ví dụ xin bố ở phòng khách, mẹ phòng ngủ. Tránh có sự xuất hiện của cả 2. Lưu ý chọn lúc tâm trạnh bố mẹ đang thoải mái, vui vẻ.
- Giải thích hợp lý lý do viết bản kiểm điểm
Trước tiên hãy bình tĩnh, đổi lỗi cho khách quan. Hứa hẹn không tái phạm và xin lỗi bố mẹ. Ví dụ như nói chuyện trong lớp do hỏi bài hoặc do mượn bút. Đi học muộn do hỏng xe. Cố gắng lựa chọn lý do hợp lý cho thấy mình không cố ý.
Trên đây là cách viết và 4 mẫu viết bản kiểm điểm cá nhân. Hy vọng bạn áp dụng thành công và thực hiện thật tốt nhiệm vụ được giao!