Cách viết bản kiểm điểm
- Bản kiểm điểm là một dạng văn bản do một cá nhân viết để tự xem xét, đánh giá lại hành vi của bản thân. Khi mắc lỗi hoặc cần kiểm điểm bản thân sau một khoảng thời gian. Bản kiểm điểm nêu ra đã làm gì và làm được. Từ đó cũng nhằm có thể rút ra được kinh nghiệm và đưa ra định hướng kế hoạch cho thời gian sắp tới.
- Đối tượng viết bản kiểm điểm bao gồm hầu hết mọi tuổi, giới tính và nghề nghiệp,.. Bạn có thể tự viết bản kiểm điểm bản thân hoặc viết theo yêu cầu của những người khác kiểm điểm về lỗi, hành vi của bản thân mình gây ra. Đặc biệt bản kiểm điểm sẽ thường được áp dụng đối với đối tượng học sinh.

Bản kiểm điểm của học sinh
Hiện nay, có nhiều dạng bản kiểm điểm. Trong đó một số dạng bản kiểm điểm thông dụng bao gồm:
+ Bản kiểm điểm với học sinh:
Bản kiểm điểm học sinh do học sinh tự viết ra. Nó không theo khuôn mẫu nào. Mục đích viết bản kiểm điểm là tự xem xét, đánh giá lại hành vi của học sinh khi mắc lỗi. Hoặc là kiểm điểm bản thân trong một năm học, một kỳ học đã làm được gì hay vi phạm những gì để có phương hướng thực hiện tốt hơn cho kỳ học sau.

Học sinh thường phải viết bản kiểm điểm khi vi phạm nội quy trường lớp
+ Bản kiểm điểm rút kinh nghiệm:
Bản kiểm điểm rút kinh nghiệm là văn bản hướng đến giúp các chủ thể có thể nhận ra được lỗi lầm của bản thân. Từ đó lần sau biết rút kinh nghiệm không bị mắc phải nữa.
+ Bản kiểm điểm cá nhân:
Với bản kiểm điểm cá nhân được dùng cho hầu hết các cá nhân. Nó được thực hiện để nâng cao ý thức trách nhiệm. Để nhận thức biết được khuyết điểm của mình, những sai sót mắc phải để rút ra kinh nghiệm, bài học cho mình. Bản kiểm điểm cá nhân thường được thực hiện vào cuối năm trước khi báo cáo tổng kết, hoặc nhân viên đánh giá cuối năm.
+ Bản kiểm điểm cho Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức:
Mẫu kiểm điểm Đảng viên cuối năm đã được quy định chi tiết tại Hướng dẫn 21-HD/BTCTW năm 2019;
Đối với Mẫu kiểm điểm của cán bộ, công chức, viên chức cuối năm được đánh giá, xếp loại chất lượng cuối năm. Mẫu này theo phiếu ban hành kèm Nghị định 90/2020/NĐ-CP.
>> Xem thêm: Sinh nhật lần thứ 25 của google
Mặc dù bản kiểm điểm là văn bản thông dụng, được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên khi viết cần phải đảm bảo một số nội dung và quy tắc nhất định:
+ Quốc hiệu: Cần được ghi bằng chữ in hoa và được trình bày ra giữa trang giấy
+ Tiêu ngữ: Cần phải ghi rõ bản kiểm điểm về việc, vấn đề gì gì, viết chữ in hoa và trình bày ra giữa trang giấy.
+ Ngày tháng năm lập biên bản
+ "Kính gửi": cần nêu rõ gửi cho ai và cũng được trình bày ra giữa trang giấy.
+ Thông tin của người viết bản kiểm điểm, bao gồm tên, tuổi, lớp,…
+ Thời gian vi phạm, lý do phải viết bản kiểm điểm.
+ Lời hứa của bản thân về hành vi vi phạm
+ Cuối cùng sẽ là chữ ký của người viết bản tự kiểm điểm. Nó có thể bao gồm cả chữ ký của người làm chứng. Bên cạnh đó, có thể cần chữ ký của phụ huynh nếu cần thiết.

Hướng dẫn cách viết bản tự kiểm điểm
Cách viết bản kiểm điểm- Mẫu 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
BẢN KIỂM ĐIỂM
Kính gửi thầy (cô) giáo chủ nhiệm lớp .........................
Tên em là ...............................
Học sinh lớp ....................
Nay em viết bản tự kiểm điểm này. Em xin tự nguyện nghiêm khắc nhận lỗi của bản thân: Do mải chơi nên em đã quên làm bài tập về nhà môn ...................... Nên khiến cho lớp bị trừ điểm thi đua.
Em tự nhận thấy lỗi của bản thân mình rất lớn. Điều này đã gây ảnh hưởng tới lớp và làm thầy cô phiền lòng.
Em xin hứa không dám tái phạm lần sau nữa. Nếu như tái phạm em xin chịu mọi hình thức kỷ luật của nhà trường và thầy (cô) đề ra.
Kính mong được thầy cô xem xét giúp đỡ, tạo điều kiện để em có thể tiến bộ hơn trong quá trình học tập.
Em xin trân trọng cảm ơn!
…………., ngày… tháng… năm……
Học sinh
(Ký và ghi rõ họ tên tại đây)
>>>Tải mẫu tại: Đây
Cách viết bản kiểm điểm- Mẫu 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN
Kính gửi: Giáo viên chủ nhiệm lớp …………..
Họ và tên: …………………………………….
Học sinh lớp: ………………… Trường: ………………………………
Trong học kì…. năm học 20…-20… vừa qua, em đã có những ưu điểm và nhược điểm sau:
– Ưu điểm:
Trong học kỳ vừa qua, em đã đạt được những ưu điểm sau:
+ Học tập: ……………………………………………………………
+ Kỷ luật: …………………………………………………………….
+ Hoạt động phong trào: ……………………………………….
+ Các vấn đề khác: ………………………………………………….
– Về nhược điểm:
Tuy nhiên, em đã vi phạm những lỗi lầm như sau:
+ Nghỉ học có phép: ……. lần.
+ Nghỉ học không có phép: ……. lần.
+ Đi học muộn: …….. lần.
+ Nói chuyện trong tiết học: …….. lần.
+ Gây rối và mất đoàn kết trong lớp: …….. lần.
+ Vô lễ với giáo viên: …….. lần.
Với những ưu và nhược điểm trên, em xin đánh giá hạnh kiểm của cá nhân cụ thể như sau:
Tự xếp loại hạnh kiểm: ……………………
Ngoài ra, em cũng xin đưa ra một vài ý kiến đóng góp về lớp học trong học kỳ sắp tới, mong được thầy cô xem xét và đánh giá.
Ý kiến cá nhân:
Trên đây là bản tự kiểm điểm của bản thân em. Kính mong thầy/cô giáo xem xét, đánh giá và xếp loại hạnh kiểm cho bản thân em.
Trong học kỳ tới, em xin hứa sẽ cố gắng, nỗ lực nhiều hơn nữa để học tập tốt, thực hiện theo đúng nội quy của trường. Và có những đóng góp hơn nữa cho lớp, trường.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày… tháng… năm……
Học sinh
(Ký và ghi rõ họ tên)
>>>Tải mẫu tại: Đây
Trên đây là những thông tin chi tiết về cách viết bản kiểm điểm thông dụng nhất. Nếu bạn còn băn khoăn hay cần tư vấn thêm, vui lòng để lại thông tin dưới comment để được hỗ trợ.
>> Tham khảo dịch vụ: Dịch vụ chống thấm sân thượng