Cách trang trí mâm ngũ quả ngày tết
Mâm ngũ quả bắt nguồn từ đạo Phật, gồm 5 loại hoa quả được trưng bày tượng trưng cho 5 yếu tố Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ hoặc Ngũ căn: tín, tấn, niệm, định, huệ.
Hạn chế sử dụng hoa quả đã chín để trưng bày, dù màu sắc của quả chín tươi tắn và đẹp mắt nhưng lại mau héo và già đi, đây là điều đại kiêng kị trong ngày Tết, được tin là sẽ mang vận rủi đến cho gia đình khi trưng bày đồ héo.
Người miền Bắc thường kiêng kị những loại quả có gai.
Người miền Nam thường không trưng bày những loại quả có phát âm đồng nghĩa với những từ không hay như: trái lê- “lê lết”, quả cam- “cam chịu”.
Đừng vì tiết kiệm mà trưng bày hoa quả giả vào ngày lễ Tết.
“Ngũ” trong ngũ quả, được xem như là Ngũ hành- tượng trưng cho 5 yếu tố của sự sống. “Quả” là sự kết tinh của chất dinh dưỡng từ cây, là bộ phận tinh túy nhất của cả cây, mang ý nghĩa thành công, sung túc.
Việc trang trí mâm ngũ quả ngày Tết được xem như là thờ cúng đất trời, thờ phượng ông bà tổ tiên, cầu trời khấn phật đem lại một năm mới bình an, giàu sang cho gia đình.
Xem thêm: Trang trí phòng cưới bằng bóng bay
Tùy vào vùng miền mà cách trang trí mâm ngũ quả cũng sẽ khác nhau. Sau đây là một trong những cách trang trí cơ bản và thường được sử dụng nhất của 3 miền.
Cách trang trí mâm ngũ quả ngày Tết của miền Bắc
Miền Bắc thường trang trí mâm ngũ quả theo quy luật Ngũ hành. Mỗi màu của hoa quả đại diện lần lượt cho 5 yếu tố: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Thông thường, mâm ngũ quả sẽ có những quả sau:
Chuối: Chuối thường mọc thành nải hay còn gọi là thành chùm, tượng trưng cho sự sum vầy, giúp gia đình đoàn tụ đông đủ vào ngày Tết. Thường người Bắc sẽ sử dụng chuối màu xanh vì xanh là màu bản mệnh của yếu tố Mộc, ý nghĩa gắn với thiên nhiên đất trời, bình an vạn đại.
Lê: Một loại quả được ưa chuộng với công dụng thanh nhiệt, giải độc gan. Lê mang ý nghĩa cho sự thăng tiến, suôn sẻ trong công việc.
Bưởi vàng: Màu vàng tượng trưng cho sự may mắn, đong đầy, bưởi tượng trưng cho sự thành đạt, thịnh vượng.
Lựu: Trong quả lựu chứa nhiều thịt lựu dưới dạng hạt, số lượng hạt nhiều và dính lại với nhau, tượng trưng cho con cháu đông đủ sum vầy.
Phật thủ: Ý nghĩa như tên quả, “thủ” là tay, “Phật thủ” nghĩa là tay phật, bàn tay ấy sẽ che chở, bảo vệ gia đình qua một năm mới bình an.
Quất cảnh: Quất mang âm tiết, đồng nghĩa với từ “phát”, nghĩa là phát lên, phát tài phát lộc, đem lại may mắn, tiền tài vào năm mới.
Dứa: Hay còn gọi là thơm hoặc khóm, hình dạng gai góc và sắc vàng tượng trưng cho một năm mới đầy sức khỏe, đại cát đại lợi.
Táo: Những gia đình người Việt thường có tập tục cúng ông Táo, đưa ông Táo về trời. Vì Táo được xem là biểu tượng cho nhà bếp, không chỉ giúp ăn uống khỏe mạnh mà còn đem lại sự sung túc lộc trời.
Cách bày trí:
Thông thường, chuối sẽ là vật làm chuẩn, được đặt lên dĩa trước, những vị trí còn trống trên dĩa sẽ được lắp đầy lần lượt bằng những loại quả có kích cỡ nhỏ, vừa phải như: táo, lê, quất. Dứa có thể trang trí ở một dĩa riêng biệt, độc lập.
Mâm ngũ quả ngày Tết của miền Bắc
Cách trang trí mâm ngũ quả ngày Tết của miền Trung
Đối với miền Trung, vì thời tiết không mấy thuận lợi cho việc trồng cây ăn quả nên hoa quả không được phong phú như miền Bắc và miền Nam, Thông thường, miền Trung sẽ sử dụng những loại quả sau để trang trí mâm ngũ quả:
Dừa: Phát âm giống từ vừa đủ, nghĩa là đầy đủ không thiếu hoặc dư thừa.
Thanh long: “long” nghĩa là rồng, ngụ ý rồng mây gặp hội.
Xoài: ngụ ý trong việc tiêu xài không thiếu mà đủ đầy.
Sung: “Sung” trong từ sung túc, nghĩa là con cháu sung túc, tiền tài sung túc, gia đình thịnh vượng.
Cách bày trí:
Thông thường, những loại quả có kích thước lớn sẽ được đặt dưới cùng, cứ thể đặt tiếp từ dưới lên trên theo kích cỡ nhỏ dần.
Xem thêm: Cách chống thấm mái nhà
Mâm ngũ quả ngày Tết của miền Trung
Cách trang trí mâm ngũ quả ngày Tết của miền Nam
Miền Nam là nơi hội tụ của tinh hoa đất trời, khí hậu ôn hòa, thuận lợi cho sinh vật phát triển nên hoa quả ở đây rất đa dạng. Một số quả thường gặp trong mâm ngũ quả ở những gia đình miền Nam là:
Mãng cầu: “Cầu” trong từ cầu nguyện, ngụ ý cầu mong những điều tốt đẹp đến với gia đình vào năm mới.
Sung: “Sung” trong từ sung túc, nghĩa là con cháu sung túc, tiền tài sung túc, gia đình thịnh vượng.
Dừa: Phát âm tương tự chữ “vừa”, ngụ ý vừa đủ.
Xoài: xoài phát âm khá giống từ “xài”, ngụ ý tiêu xài cả năm không thiếu.
Đu đủ: “Đu đủ” như từ láy của từ “đủ” trong đủ đầy, ngụ ý cả năm phồn vinh, sung túc.
Dưa hấu: Đây là loại quả nhà nhà đều trưng bày vào ngày Tết, hình dạng quả tròn tròn ngụ ý cho sự viên mãn, vẹn toàn.
Cách bày trí:
Thông thường, mâm ngũ quả miền Nam trưng bày phức tạp hơn, họ thường trang trí mâm ngũ quả theo dạng ngọn tháp. Dưa hấu thường được trưng bày riêng, có thể khắc những lời chúc như: An khang thịnh vượng, Tài- Lộc và những họa tiết hoa mai, hoa đào lên quả để thêm phần đẹp mắt.
Mâm ngũ quả ngày Tết của miền Nam
Bài viết trên tổng hợp những thông tin cơ bản về những điều cần biết và cách trang trí mâm ngũ quả ngày Tết. Mâm ngũ quả được cho là tấm lòng biết ơn, cung kính đối với trời đất thiêng liêng, tổ tiên, ông bà, giúp một năm khởi đầu mới đầy thuận lợi và tràn ngập bình an khi có trời cao phù hộ.